Chiều cao và cân nặng của trẻ tăng lên liên tục trong suốt giai đoạn phát triển, điều này cũng phản ánh tình trạng phát triển bình thường. Tốc độ tăng trưởng của mỗi nhóm tuổi cũng như từng cá thể trong mỗi nhóm có sự khác nhau nhưng cách biệt không quá lớn. Thế nhưng, khi chiều cao trẻ dần tụt xa hơn so với các bạn đồng trang lứa hoặc so với chuẩn độ tuổi, rất có thể trẻ đang rơi vào tình trạng chậm phát triển.

tang chieu cao

❓TẠI SAO CHIỀU CAO CỦA TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN❓

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát triển chậm ở trẻ. Trong một số trường hợp, điều trị sớm có thể giúp trẻ đạt được tốc độ phát triển chiều cao bình thường hoặc cải thiện tình trạng ở mức tương đối.

⚠Đâu là nguyên nhân khiến cho chiều cao của trẻ phát triển chậm, thậm chí là không phát triển chiều cao❓👇

✅Dinh dưỡng chưa hợp lý: Nhiều phụ huynh hình thành cho trẻ thói quen ăn thức ăn nhanh, chế biến công nghiệp, ăn uống không điều độ… gây mất cân bằng dinh dưỡng khiến cơ thể thiếu hụt các chất cần thiết như vitamin, khoáng chất, chất xơ…

✅Thường xuyên ngủ muộn: Thông thường, vào ban đêm tuyến yên sẽ tiết ra hormone tăng trưởng nhiều nhất, đặc biệt là vào khung giờ từ 10 giờ đêm đến 1 giờ sáng. Do đó, các bậc phụ huynh là hãy tập cho trẻ đi ngủ sớm vào lúc 9 giờ buổi tối để đảm bảo rằng 10 giờ là trẻ đã ngủ sâu và duy trì thói quen ngủ sớm trong suốt thời gian phát triển chiều cao của trẻ.

✅Lười vận động: Hiện nay, điều kiện học tập cũng như không gian sống trở nên chật hẹp hơn khiến trẻ trở nên lười vận động, quen dần với việc đọc sách, xem tivi, chơi game… Chính việc lười vận động này là một trong những tác nhân cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ.

✅Thiếu hụt canxi: Canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển chiều cao và sức khỏe xương của trẻ em. Không chỉ vậy, canxi là chất khoáng không thể thay thế cho sức khỏe răng miệng, tim mạch, sự tạo cơ, enzym và các tế bào thần kinh. Canxi còn giúp điều hòa nhịp tim, giúp đông máu và dẫn truyền các tín hiệu đến hệ thần kinh. Thiếu canxi lâu ngày, bé sẽ bị còi xương, co rút và các bệnh lý khác.

✅Dậy thì sớm: Trẻ dậy thì sớm khiến trẻ phát triển chiều cao nhanh hơn bạn bè đồng trang lứa. Nhưng sau một thời gian ngắn, chiều cao sẽ dậm chân tại chỗ trong khi bạn bè bắt đầu tăng chiều cao theo đúng lứa tuổi.

✅Thường xuyên bỏ bữa sáng: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những người có thói quen bỏ bữa sáng thường bị cảm lạnh và cúm. Do đó, bạn không nên bỏ bữa sáng vì bất kỳ lý do gì và bỏ qua cơ hội để có một chiều cao vượt trội.

✅Các thói quen không lành mạnh: Nếu trẻ thường xuyên ăn đồ ngọt, uống nước ngọt có ga, ăn quá no trước khi đi ngủ…sẽ làm tăng bài tiết các khoáng chất, đặc biệt là canxi ra ngoài cơ thể.

✅Trẻ bị rối loạn tâm lý: Những sang chấn tâm lý khi trẻ bị bạo hành, ngược đãi, lạm dụng…trong quá khứ sẽ ám ảnh và ức chế quá trình tăng trưởng của trẻ.

✅Ăn quá nhiều tinh bột: Mặc dù tinh bột là thành phần không thể thiếu trong thực đơn ăn uống mỗi ngày của trẻ, tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều tinh bột lại thực sự có ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ.

✅Trẻ bị béo phì: những trẻ có cân nặng quá khổ sẽ tạo nên sức ép đè nén lên xương, khiến cho xương của trẻ không thể phát triển như bình thường và sẽ khiến cho chiều cao phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ sở hữu thân hình cân đối.

✅Mắc bệnh nhiễm khuẩn: Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc để trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa… tái phát nhiều lần (1-2 tháng/1 lần) là nguyên nhân hàng đầu khiến chiều cao trẻ bị hạn chế do biếng ăn, dùng nhiều kháng sinh ảnh hưởng đến sự phát triển sụn xương…

✅Rối loạn nội tiết tố và chuyển hóa: Tuy hiếm gặp, nhưng những bất thường về nội tiết tố và chuyển hóa có thể là nguyên nhân khiến chiều cao của bé không tăng. Điều này xảy ra là do tình trạng tuyến yên không sản sinh được hormone tăng trưởng.

💁Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì việc bé chậm phát triển chiều cao cũng khiến nhiều bậc phụ huynh thật sự lo lắng. Để chấm dứt tình trạng đó, các bậc phụ huynh cần xây dựng cho bé chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khuyến khích trẻ vận động thể thao, duy trì thói quen đi ngủ sớm…có như vậy chiều cao của trẻ mới được cải thiện.

💁Bên cạnh đó, ba mẹ hãy bổ sung sữa công thức Nutrilatt 4 mỗi ngày, giúp cung cấp đầy đủ các vi chất, canxi và tăng sức đề kháng cho bé.

Trẻ chậm phát triển chiều cao có nghĩa gì?

Nếu con bạn trông thấp bé hơn những đứa trẻ khác trong cùng nhóm tuổi, chúng có thể gặp vấn đề về tăng trưởng. Do đó, có thể định nghĩa chậm phát triển chiều cao là tình trạng trẻ không phát triển với tốc độ bình thường so với độ tuổi của chúng.

Chậm phát triển chiều cao được xem là một vấn đề y tế nếu trẻ nhà bạn nhỏ hơn 95% trẻ em trong cùng độ tuổi. Trên thực tế, trẻ chậm phát triển chiều cao vẫn có chiều cao trong giới hạn bình thường, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đã chậm lại.

Trẻ chậm phát triển chiều cao dấu hiệu nào nhận biết?

Theo Healthline, trẻ chậm phát triển chiều cao có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu sau đây:

– Trẻ có kích thước cánh tay hoặc chân không tương xứng với thân hình

– Trẻ có nồng độ nội tiết tố thyroxin thấp, thiếu năng lượng, khô da, khô tóc và táo bón

– Trẻ có nồng độ nội tiết tố tăng trưởng thấp, điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của khuôn mặt khiến trẻ trông khác so với bình thường

– Trẻ có thể có phân trong máu, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa nếu nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển là do các bệnh về dạ dày

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *